image banner
MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐẠT GIẢI TIÊU BIỂU CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TỈNH LONG AN NĂM 2012
Lượt xem: 229
Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng năm 2012 của tỉnh Long An đã đạt được 04 giải khuyến khích cấp toàn quốc, với các tác phẩm và mô hình tham dự như sau:

1. MÔ HÌNH “TRANH TÓC”: của học sinh  Lớp 8A2 - Trường THCS&THPT Long Hựu Đông, huyện Cần Đước.

TRANH TÓC.jpg

Tranh tóc nghe tưởng chừng dễ nhưng quả thật không đơn giản bởi những sợi tóc vốn rất mong manh, sau khi cắt bỏ rất hay rối. Tuy nhiên với tính kiên nhẫn cộng với sự khéo léo của đôi bàn tay, các em đã tạo ra một tác phẩm tranh rất độc đáo. Các em đã biết sử dụng keo xịt tóc để cố định những sợi tóc cứng đầu, kết hợp độ dày, mỏng của chất liệu để tạo ra những mảng sáng, tối, đậm, nhạt cho bức tranh.

2.MÔ HÌNH “TRẠM PHÁT ĐIỆN VÀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO”: của 02 tác giả là Nguyễn Lê Hoàng Vương - Trường THCS Nhựt Tảo, TP Tân An và Nguyễn Lê Hoàng Thông - Trường TH Võ Thị Sáu, TP Tân A.

TRẠM PHÁT ĐIỆN VÀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO.jpg

Vật liệu tạo thành các sản phẩm: Tận dụng các vật liệu tái chế như: tấm carton, xốp trắng, thạch cao, xích líp xe đạp, thanh sắt, sơn nước, giấy dán màu, diamo xe đạp cũ, xi măng, một số đồ chơi khác...

Nguyên lý hoạt động: Theo hướng sóng đánh, mặt phẳng cản sóng sẽ bị đẩy vào bờ theo chuyển động thẳng tới lui, qua các mắt xích thẳng khớp với răng cưa bánh líp xe đạp thứ nhất làm xoay tròn bánh líp này. Qua dẫn truyền xích xoay tròn làm xoay bánh líp thứ 2, từ đó làm xoay tròn bánh xe lớn, truyền chuyển động cho bánh xe nhỏ của động cơ điện qua dây cu-roa. Do đường kính chênh lệch gấp nhiều lần của bánh xe lớn so với bánh xe nhỏ của tua-bin động cơ điện làm tăng tốc xoay động cơ rất nhiều, từ đó phát ra dòng điện liên tục làm sáng 2 bóng đèn (bóng đèn trước nhà tượng trưng cho điện sinh hoạt gia đình và bóng đèn trên tháp cột cờ tượng trưng cho ngọn hải đăng chủ quyền biển đảo của Tổ quốc).

3. MÔ HÌNH “TRANH GHÉP”: của tác giả Âu Duy Tân - Trường THCS&THPT Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh.

TRANH GHÉP.jpg 

Những phế thải xung quanh ta (vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt,...) rất nhiều. Tuy là vật vô tri vô giác nhưng chúng đã không ngừng làm ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ lòng đam mê cộng với sự khéo léo của đôi tay, tác giả đã biết tận dụng nguồn phế liệu này định hình nên một thể loại tranh mới - tranh ghép. Tranh ghép vừa giúp người xem thư giãn, giải trí, vừa có ý nghĩa kêu gọi bảo vệ môi trường.
4. MÔ HÌNH “KIẾN TRÚC GIẤY”: của tác giả Nguyễn Đoàn Thanh Nhi -Trường THCS Nhựt Tảo, TP Tân An .

KIẾN TRÚC GIẤY.jpg 

Với sản phẩm dự thi này tác giả muốn giới thiệu một loạt mô hình giấy với cấu trúc 3D những kỳ quan, những thắng cảnh nổi tiếng thế giới gồm Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Tháp Effel, Đền TafMaHal, Thành phố Sikan-dra, Điện Kremli, Đấu trường La Mã, Vương cung thánh San Marco, Kim tự tháp mặt trời. Sản phẩm Kiến trúc giấy được bắt nguồn từ nghệ thuật Kiri-garai của Nhật Bản, các kỳ quan trên đều được làm bằng giấy và hoàn toàn có thể xếp lại được. Mỗi mô hình đều mang tính mới, tính sáng tạo nhưng vẫn giữ nguyên được nét văn hóa riêng của từng công trình kiến trúc mà nó thể hiện. Chỉ từ một mảnh giấy xếp đôi bình thường khi mở ra theo góc nhìn 90 độ hay 180 độ, bạn sẽ có được những hình màu cân đối đến không ngờ vì những nét cắt tinh xảo xuyên qua lớp giấy ấy.

Phòng QLKHCS

 

 

 

Tin khác
1 2 
 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1