KẾ HOẠCH Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2024
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2022 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
I. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách về KH, CN & ĐMST
Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm lãnh, chỉ đạo, nhất là việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, chính sách đặc thù của tỉnh trên lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh,… đã được triển khai, nhân rộng;
Trong 6 tháng đầu năm 2023 nhằm triển khai thực hiện kịp thời các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An đã tham mưu trình UBND ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách về KH, CN & ĐMST.
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh tại quyết định 152/QĐ-UBND ngày 16/01/2023, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2023, với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ được giao trong năm là 39.651.195 triệu đồng để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ với mục tiêu đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hoạt động nghiên cứu khoa học đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nhiều đề tài, dự án được triển khai trên khắp các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên góp phần giải quyết nhiều vấn đề bức xúc tại địa phương.
Triển khai nhiệm vụ phân tích thử nghiệm mẫu sản phẩm hàng hóa và kiểm định phương tiện đo nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN, các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN tại Trạm Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ Đồng Tháp Mười.
Công tác tuyên truyền về hoạt động KH&CN trên các phương tiện truyền thông được duy trì thường xuyên, kịp thời: Báo Long An, Đài Phát thanh truyền hình Long An, trang thông tin của Sở KH&CN.
Trong 6 tháng đầu năm, các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng, bám sát chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHCN được triển khai cơ bản đầy đủ trên các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, chuyển đổi số..., các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng đều bám sát vào các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với địa chỉ ứng dụng cụ thể. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, phát triển tài sản trí tuệ theo các chương trình, đề án quốc gia đã được Triển khai mang lại kết quả tích cực. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực công nghệ dự án đầu tư, an toàn bức xạ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được tăng cường triển khai thực hiện.
II. Đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở tại địa phương
Hoạt động nghiên cứu khoa học đã đi vào chiều sâu, Sở KH&CN luôn chú trọng và quan tâm phát triển các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tăng cường hợp tác nghiên cứu với các Viện, Trường Đại học trong và ngoài tỉnh. Theo đó, các nhiệm vụ KH&CN được xác định đúng trọng tâm, trọng điểm đáp ứng các chương trình do Bộ KH&CN và UBND tỉnh triển khai. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương thông qua việc triển khai công tác nghiên cứu, phục tráng, lai tạo giống cây trồng, hoàn thiện kỹ thuật canh tác cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương như: lúa Tài Nguyên Chợ Đào, lúa Huyết rồng, các loại rau cải, khoai mỡ, sen, gấc,..; lai tạo giống vật nuôi: trâu; ứng dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu từ khâu sản xuất con giống đến nuôi thương phẩm các giống thủy sản như: cá trê vàng, nuôi lươn đồng, nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ 4.0, cá măng sữa, cá chốt sọc...; phát triển các sản phẩm từ các cây dược liệu của tỉnh; triển khai các nhiệm vụ về sở hữu trí tuệ; chanh không hạt, mai vàng, rau Cần Giuộc, rượu đế Gò Đen… Các kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu đã được triển khai vào ứng dụng thực tế, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh Long An tiếp tục thực hiện tổng cộng 03 nhiệm vụ cấp nhà nước, cấp Bộ do Bộ KH&CN quản lý, bao gồm:
- Dự án "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sinh sản bò thịt nhân bản", với tổng vốn thực hiện dự án là 20.970 triệu đồng, do Trường Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc Gia TP.HCM chủ trì thực hiện, thời gian thực hiện từ tháng 12/2016-11/2023.
- Dự án "Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tổ hợp thiết bị thu gom, tiền xử lý và trục vớt lục bình trên kênh, rạch tại Long An và các tỉnh lân cận", được phê duyệt tại Quyết định số 3312/QĐ-BKHCN ngày 30/11/2020, với tổng vốn thực hiện dự án là 13.660 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách từ trung ương là 10.880 triệu đồng, ngân sách địa phương là 1.500 triệu đồng và nguồn ngoài ngân sách là 1.280 triệu đồng. Dự án do Trường Đại học Bách khoa TP.HCM chủ trì thực hiện, thời gian thực hiện từ tháng 10/2021-3/2024.
- Dự án "Tuyển chọn, phát triển hai giống cây dược liệu Tràm gió (Melaleuca leucadendron), Tràm Trà (Melaleuca sp.) có chất lượng tinh dầu cao và hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất tinh dầu, đa dạng sản phẩm sau chế biến" do Công ty Cổ phần Nghiên cứu Bảo Tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười chủ trì thực hiện, với tổng vốn thực hiện dự án là 24.000 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước là 6.780 triệu đồng, nguồn còn lai do đơn vị thực hiện đối ứng kinh phí. Thời gian thực hiện từ tháng 12/2022-12/2025.
Nhìn chung các nhiệm vụ cấp nhà nước được Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm hỗ trợ, đã huy động phong phú được các nguồn lực về trí tuệ, vật chất, kinh nghiệm. Kết quả dự án giúp tiếp nhận công nghệ mới, trang thiết bị nghiên cứu ứng dụng, đào tạo cán bộ kỹ thuật, góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình đột phá về "Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2025" của tỉnh Long An.
Hỗ trợ nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Long An gồm các nhiệm vụ nổi bật như: Ứng dụng mô hình ứng dụng tấm quang điện mặt trời và mô hình đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng tuyến đường giao thông nông thôn, Sử dụng vật liệu bê tông tính năng siêu cao cốt thép phân tán UHPC để xây dựng cầu giao thông nông thôn, sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng….
Thực hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh ứng dụng vào thực tiễn công tác và hoạt động sản xuất.
Hoạt động KH&CN của tỉnh trong 6 tháng đầu năm năm 2023 được triển khai theo tiến độ kế hoạch, kết quả các nhiệm vụ KH&CN góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp phần thiết thực vào việc thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển của tỉnh. Hoạt động nghiên cứu KH&CN tập trung vào chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và tăng năng suất, chất lượng.
Hoạt động KH&CN cấp huyện: Phối hợp với UBND cấp huyện quản lý, theo dõi việc triển khai thực hiện 18 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp huyện năm 2023. Hướng dẫn, hỗ trợ phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, phòng Kinh tế thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An xây dựng kế hoạch KHCN& ĐMST hàng năm. Thường xuyên hỗ trợ về chuyên môn, trang thiết bị và con người cho huyện tổ chức các cuộc kiểm tra về khoa học và công nghệ tại địa phương. Phòng Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động tham mưu UBND huyện ra quyết định thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về khoa học và công nghệ tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh xăng, dầu, vàng, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm,... trên địa bàn. Qua đó, nhắc nhở các đơn vị vi phạm chấp hành đúng theo quy định pháp luật.
Công tác hướng dẫn, vận động doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được quan tâm, bước đầu thành lập các tổ chức và doanh nghiệp KH&CN ở địa phương, vận động, khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN; xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng mô hình doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiến tới thành lập doanh nghiệp công nghệ cao; xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và đổi mới công nghệ tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp tiếp cận, tham gia vào nghiên cứu khoa học...
III. Kết quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực KH, CN&ĐMST, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
1. Lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
1.1. Triển khai Quyết định 1322/QĐ-TTg về Chương trình Quốc gia về năng suất và chất lượng (gọi tắt là Chương trình)
Đã triển khai Chương trình năng suất chất lượng gửi đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 kết quả có 27 doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện.
Tổng hợp đề xuất bổ sung thực hiện năm 2023, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4243/QĐ-UBND ngày 18/5/2023 về việc phê duyệt bổ sung Danh mục nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đưa vào Kế hoạch KH&CN năm 2023, trong đó bổ sung 01 nhiệm vụ thuộc Chương trình.
Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ năm 2024, thành lập và tổ chức họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm KH&CN cấp tỉnh đưa vào Kế hoạch thực hiện năm 2024 đối với 02 đề xuất.
Triển khai thực hiện Thông tư số 15/2022/TT-BKHCN ngày 12/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2847/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình năn suất chất lượng trên địa bàn tỉnh Long An.
1.2. Triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
Triển khai tổ chức hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Long An, tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho khoảng 40 lượt doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn viết báo cáo tham gia Giải thưởng đối với 02 doanh nghiệp đăng ký tham gia Công ty Lê Long và Công ty Sáng Việt. Và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có quyết định thành lập Hội đồng Sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tỉnh Long An năm 2023.
1.3. Triển khai Chương trình truy xuất nguồn gốc (theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc); Chương trình sản phẩm quốc gia trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030):
Triển khai đề tài KH&CN cấp cơ sở "Xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tỉnh Long An". Đang tiến hành khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thuyết minh được duyệt.
Triển khai Quyết định số 9106/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Long An, đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tổ chức đào tạo nhận thức về công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho hơn 80 lượt doanh nghiệp.
1.4. Triển khai Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 5074/QĐ-UBND ngày 08/6/2022 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"(Thuộc Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030")
Ban hành Kế hoạch số 214/ KH-SKHCN ngày 02/3/2023 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc triển khai Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Long An năm 2023;tổ chức lớp đào tạo tạo Quản lý đo lường và Kiểm định viên phương tiện đo độ khúc xạ mắt với sự tham dự của 60 học viên gồm cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, qua đó đã đào tạo cấp giấy chứng nhận cho 07 kiểm định viên nhằm bổ sung nguồn nhân lực theo Đề án đặt ra.
1.5. Triển khai xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 trong các cơ quan HCNN (Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014)
Tất cả 41/41 cơ quan HCNN cấp tỉnh, cấp huyện (thuộc diện bắt buộc áp dụng theo Quyết định 19/2014/QĐ-TTg) thực hiện đúng quy định về xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan HCNN.
Tất cả 188/188 cơ quan HCNN cấp xã, phường, thị trấn và 08 cơ quan HCNN khác của tỉnh (thuộc diện khuyến khích áp dụng theo Quyết định 19/2014/QĐ-TTg) thực hiện đúng quy định về xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan HCNN.
Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch và tổ chức các khóa đào tạo cập nhật kiến thức về cách thức duy trì, cải tiến HTQLCL và đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 cho các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh.
1.6. Công tác kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng
Tổ chức 02 đợt kiểm tra theo kế hoạch về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với 40 cơ sở cơ sở sản xuất và kinh doanh trên địa bàn các huyện (Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Bến Lức, Đức Hoà, Mộc Hoá) và thị xã Kiến Tường, gồm các lĩnh vực: kinh doanh xăng dầu, vàng trang sức mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em, điện, điện tử, hàng đóng gói sẵn,.... Ngoài ra, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành 01 quyết định kiểm tra đột xuất đối với 01 cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn TP Tân An do tiếp nhận phản ánh.
2. Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (SHTT)
Thực hiện Thông tư số 75/2021/TT-BTC ngày 09/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định về nội dung chi và mức chi hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030.
Xây dựng Kế hoạch thực hiện hỗ trợ xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sáng tạo và nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025 nhằm hỗ trợ cho các tổ chức tập thể đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản cũng như đăng ký bảo hộ các sản phẩm sáng tạo của tỉnh
Thực hiện Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Long An, đã tham mưu thành lập hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục nhiệm vụ triển khai trong năm 2023 (05 nhiệm vụ).
Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thực hiện nhiệm vụ tạo lập, quản lý và phát triển các tài sản trí tuệ thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể) để từng bước xác lập quyền và bảo vệ cho các chủ thể này.
Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký xác lập bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với 40 nhãn hiệu và các thủ tục pháp lý liên quan. Hỗ trợ 08 Hợp tác xã đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản của tỉnh. Hỗ trợ việc phát triển, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Hiện tại các nhiệm vụ đã nộp hồ sơ cho Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.
3. Lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Xây dựng Kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh năm 2023 (dự kiến tổ chức diễn tập tháng 10/2023), đã trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch diễn tập.
Phối hợp với Công ty TNHH tư vấn và chuyển giao công nghệ Tiên Tiến tổ chức lớp đào tạo, tập huấn về an toàn bức xạ cho nhân viên vận hành thiết bị bức xạ X-quang trong chẩn đoán y tế, nhân viên bức xạ trong sử dụng thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp, thiết bị soi chiếu và thiết bị phân tích sử dụng nguồn bức xạ.
Tiếp nhận và giải quyết 35 hồ sơ về an toàn bức xạ gồm 13 hồ sơ Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; 08 hồ sơ Gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ- sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; 01 hồ sơ Sửa đổi giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; 01 hồ sơ Bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và 12 hồ sơ Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (đối với người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế).
4. Tình hình hợp tác và hội nhập quốc tế về KH, CN &ĐMST
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở đã thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa thông qua việc hỗ trợ triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Duy trì công tác phối hợp với các Viện Trường, trong đó tập trung 06 Trường Đại học tại TP.HCM có ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với UBND tỉnh Long An (Đại học Bách khoa; Đại học Kinh tế, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Đại học Hồng Bàng, Đại học Mở, Đại học Sư phạm Kỹ thuật) như: mời các nhà khoa học, chuyên gia của Trường tham gia các Hội đồng xét duyệt nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh; hợp tác nghiên cứu đề xuất các nhiệm vụ KH&CN gắn với nhu cầu của địa phương.
5. Kết quả thực hiện công tác thông tin và thống kê KH&CN
Thực hiện điều tra, thống kê khoa học và công nghệ: Tổng hợp kết quả điều tra thu thập thông tin thực hiện chế độ báo cáo thống kê về khoa học và công nghệ năm 2022 gửi Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia; Tổng hợp kết quả điều tra thu thập thông tin thống kê KH&CN cấp tỉnh gửi Cục Thống kê tỉnh.
6. Kết quả thực hiện các công tác đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ
Phối hợp với các Sở, ngành tỉnh thông qua việc thẩm định, có ý kiến về công nghệ đối với các dự án đầu tư trong giai đoạn xin chủ trương đầu tư làm cơ sở để các Sở, ngành tỉnh xem xét tiếp nhận các công nghệ đạt yêu cầu, hạn chế công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường (dựa trên quy định của Luật chuyển giao công nghệ năm 2017). Trong đó, ưu tiên tạo điều kiện thu hút đầu tư các lĩnh vực năng lượng sạch, tái tạo thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất theo Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN ngày 10/12/2019.
Trong 06 tháng đầu năm 2023, Sở đã có ý kiến đối hơn 60 dự án đầu tư. Qua đó, đã góp phần hỗ trợ, định hướng cho các dự án sử dụng công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trở lên khi đầu tư vào địa bàn tỉnh.
7. Kết quả phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Tổng số doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Long An lũy kế đến tháng 6 năm 2023 là 22 doanh nghiệp. Tổng số tổ chức khoa học và công nghệ là 09 tổ chức. Có 03 doanh nghiệp KH&CN thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm, Sở đã triển khai đa dạng các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ như:
- Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học như đề tài Nghiên cứu sản xuất sản phẩm và công nghệ khử mùi hôi trên xe chở rác thải sinh hoạt; Phát triển và hoàn thiện sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học và công nghệ MECOLA.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển KH&CN; Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp KH&CN. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
8. Thanh tra, kiểm tra về khoa học công nghệ
8.1. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra
Việc thực hiện kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra về khoa học và công nghệ trong 6 tháng đầu năm 2023 được triển khai tương đối tốt, đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 183/337 cơ sở (chiếm tỷ lệ 54 % so với kế hoạch) cơ sở kinh doanh xăng, dầu, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ; cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh. Trong đó: gồm 72 cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ; 55 cơ sở kinh doanh xăng, dầu; 10 cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ; 16 cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ; 28 cơ sở kinh doanh xăng, dầu; 02 cơ sở công bố hợp chuẩn, hợp quy.
Qua thanh tra, phát hiện 03 cơ sở vi phạm về sử dụng phương tiện đo không có giấy chứng nhận kiểm định, không tiến hành kiểm định X-quang chẩn đoán y tế định kỳ và giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã hết hiệu lực sử dụng; sử dụng phương tiện đo nhóm 2 hết hiệu lực kiểm định; tháo dỡ niêm phong trên phương tiện đo nhóm 2. Chánh Thanh tra sở đã ban hành 03 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt là 24.500.000 đồng.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiến hành kiểm tra tại 46 cơ sở đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An. Qua kiểm tra, phát hiện 01 cơ sở kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ vi phạm về hành vi sử dụng phương tiện đo nhóm 2 hết hiệu lực kiểm định. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt là 3.500.000 đồng.
8.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị
Trong kỳ báo cáo, đơn vị tiếp nhận 02 đơn với nội dung phản ánh, kiến nghị. Trong đó; 01 đơn phản ánh về lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đối với 01 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Thành phố Tân An và 01 đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ đối với 01 cơ sở hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện Bến Lức. Không có trường hợp công dân trực tiếp đến trụ sở hoặc gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo. Công tác tiếp công dân định kỳ vẫn được thực hiện tốt.
Đối với đơn phản ánh về lĩnh vực đo lường, chất lượng xăng dầu nêu trên. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã thành lập 01 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất về đo lường chất lượng xăng dầu. Kết quả, cơ sở đạt yêu cầu kiểm tra về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
Đối với đơn phản ánh hành vi xâm phạm về nhãn hiệu hàng hóa Thanh tra Sở đã thành lập 01 đoàn kiểm tra xác minh theo nội dung Đơn phản ánh. Qua kiểm tra, xác minh, Chánh Thanh tra sở đã ban hành kết luận Thanh tra với nội dung đơn là đúng.
8.3. Công tác phòng, chống tham nhũng
Triển khai Kế hoạch số 1437/KH-SKHCN ngày 01/12/2022 thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023; Kế hoạch số 196/KH-SKHCN ngày 19/01/2023 về việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; Kế hoạch số 96/KH-SKHCN ngày 09/02/2023 về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2023. Trong kỳ báo cáo, không phát sinh đơn thư tố cáo tham nhũng, chưa phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng ở đơn vị.
9. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN
Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được sử dụng năm 2023 là: 39.651 triệu đồng, tính đến thời điểm báo cáo đã sử dụng: 13.572 triệu đồng, đạt tỷ lệ 34%, ước thực hiện đến cuối năm giải ngân 100% kinh phí được giao. Tuy nhiên, dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm giao về địa phương còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của địa phương.
Về hoạt động sự nghiệp: Doanh thu từ hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 là 1.564 triệu đồng (đạt 37% so với năm 2022 (4.223 triệu đồng), cụ thể từ các nguồn: dịch vụ khoa học và công nghệ; dịch vụ đo lường, thử nghiệm; đề tài, dự án.
IV. Đánh giá chung
1. Thuận lợi
Môi trường pháp lý về khoa học và công nghệ ngày càng hoàn thiện, nhiều cơ chế, chính sách được sửa đổi, bổ sung và ban hành kịp thời.
Sự quan tâm, hướng dẫn từ Trung ương, sự hỗ trợ từ các cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện cho tỉnh hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại địa phương.
Tiềm lực khoa học và công nghệ ngày càng được nâng lên, qua việc tập trung đầu tư thực hiện các dự án tăng cường năng lực hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp. Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo lường và thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng đã được nâng cao.
Các đề tài, dự án được triển khai rộng khắp các lĩnh vực về khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học y dược, trong đó, nông nghiệp vẫn chiếm đa số, các thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học và xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình đã được áp dụng vào sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân.
Công tác hướng dẫn, vận động doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được quan tâm, bước đầu thành lập các tổ chức và doanh nghiệp KH&CN ở địa phương. Triển khai chính sách khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và đổi mới công nghệ từng bước tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận, tham gia vào nghiên cứu khoa học.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tuy còn thiếu nhưng ngày càng được quan tâm về chất lượng, thường xuyên tạo điều kiện để các cán bộ nghiên cứu được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển hơn nữa kỹ năng trong công tác.
Về cơ bản, đội ngũ cán bộ chủ chốt của Sở có trình độ trên đại học phân bố ở khắp các lĩnh vực… đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm nhận những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, liên kết và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
2. Khó khăn, hạn chế
Một số văn bản chưa được ban hành đầy đủ để hướng dẫn hỗ trợ triển khai thực hiện Luật, Nghị định, Thông tư về thực hiện chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và tiên bộ công nghệ.
Nhân lực khoa học và công nghệ còn thấp và trình độ chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu nhân lực có trình độ kỹ thuật…
Doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của phát triển KH&CN, đặc biệt là đổi mới sáng tạo. Cơ quan quản lý còn lúng túng và thụ động trong việc xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa quen với các hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng thông qua việc áp dụng HTQLCL và công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nguồn tài chính còn hạn chế, chưa mạnh dạn đổi mới công nghệ, còn thói quen sản xuất theo kiểu truyền thống, ngại đổi mới và đầu tư thêm về tài chính.
Chưa có nhiều sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, người sản xuất, doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, tiêu thụ sản phẩm.
Tiến độ triển khai một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ còn chậm nguyên nhân do phụ thuộc vào các hội đồng tư vấn, việc hoàn thiện nội dung thuyết minh của chủ nhiệm nhiệm vụ.
Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng; lực lượng nghiên cứu, ứng dụng vẫn còn hạn chế chưa đủ đáp ứng yêu cầu chung của tỉnh.
Hệ thống thông tin, thống kê khoa học và công nghệ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu xây dựng các cơ sở dữ liệu tin cậy và cập nhật phục vụ việc xây dựng các chiến lược, chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa đạt yêu cầu, chưa gắn kết chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên, khoa học - công nghệ và khoa học xã hội - nhân văn để phục vụ phát triển nhanh và bền vững.
Hiện nay trong tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn tiếp tục gặp khó khăn như thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn,…; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro; chuyển đổi một số cây trồng và vật nuôi không theo định hướng...
3. Đề xuất, kiến nghị
Đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và hướng dẫn thực hiện các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi triển khai tại địa phương như:
- Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 38 về hỗ trợ đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết của Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Mặc dù đã có các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, nhưng khó thực hiện trong thực tế như hướng dẫn về việc bàn giao tài sản, kết quả đề tài cho cơ quan quản lý nhà nước (không phải là đơn vị chủ trì thực hiện).
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2024
1. Về xây dựng bộ máy và nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Trên cơ sở Luật khoa học và công nghệ năm 2013 và các văn bản mới của Trung ương, của Bộ về cơ chế, chính sách khoa học và công nghệ, Sở KH&CN rà soát tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
Vận hành Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh đi vào hoạt động và khuyến khích thành lập tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm phục vụ phát triển sự nghiệp KH&CN của địa phương. Tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp được vay vốn từ Quỹ với lãi suất ưu đãi.
Nguồn nhân lực KH&CN: Tập trung đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, ưu tiên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến,... Thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học trong và ngoài nước thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cử các cán bộ công chức, viên chức tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về KH&CN (quản lý khoa học công nghệ cơ sở, kiến thức chung về quản lý khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ, thanh tra KH&CN, về tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, ...), tham gia hội thảo, hội nghị khoa học, học tập trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nâng cao chuyên ngành...
Thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đội ngũ tri thức KH&CN, xây dựng quy hoạch, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ tri thức KH&CN. Khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng đối với tập thể và cá nhân có cống hiến cho KH&CN.
Xây dựng một số chương trình, đề án liên kết đào tạo với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho các chuyên gia có trình độ cao tham gia nghiên cứu, chuyển giao KH&CN trên địa bàn tỉnh.
2. Về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Triển khai Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo Quyết định 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/5/2022 và Quyết định số 2667/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ các chương trình, đề án trọng điểm, đột phá của tỉnh (chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025); Chương trình số 38-CTr/TU ngày 12/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới"; các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN mang tính cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, xây dựng định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các ngành, lĩnh vực; các nhiệm vụ phục vụ sản xuất và đời sống, thích ứng biến đổi khí hậu và xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tổ chức nhân rộng kết quả của các đề tài, dự án đã được nghiệm thu vào đời sống sản xuất; nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN góp phần nâng cao nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặt biệt là các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh.
Vận động doanh nghiệp, tổ chức KH&CN tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học để cải tiến quy trình sản xuất, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Thông qua công tác thẩm định công nghệ, ngăn chặn sự di chuyển công nghệ lạc hậu vào địa bàn tỉnh, hướng dẫn các nhà đầu tư chuyển đổi công nghệ theo hướng hiện đại, có độ tự động hóa tốt.
Thực hiện cơ chế khoán đối với các đề tài, dự án theo quy định của nhà nước để tăng quyền tự chủ cho các tổ chức, cá nhân chủ trì và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện đề tài, dự án KH&CN phải căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu là chủ yếu, bãi bỏ các thủ tục thanh, quyết toán không còn phù hợp trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hoạt động sở hữu trí tuệ
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 2847/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 của UBND tỉnh về việc giaonhiệm vụ thuộc Chương trình Chương trình năn suất chất lượng trên địa bàn tỉnh Long An.
Tuyên truyền, phổ biến và xây dựng kế hoạch vận động doanh nghiệp tham gia GTCLQG năm 2023.
Triển khai nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh (thiết lập cổng TXNG tỉnh Long An) - kết nối cung cầu hàng hóa của tỉnh, đảm bảo sẵn sàng tương tác, kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Quốc gia.
Triển khai kế hoạch tại Quyết định số 5074/QĐ-UBND ngày 08/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Triển khai Kế hoạch số 1227/KH-UBND ngày 09/5/2023 của UBND tỉnh kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2023-2030 nhằm triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất; xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kế hoạch nâng cao năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Duy trì, cải tiến việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, cấp huyện (thuộc hiện bắt buộc áp dụng 42/42 cơ quan HCNN) và 188/188 cơ quan HCNN cấp xã, phường, thị trấn và 08 cơ quan HCNN khác là các cơ quan thuộc diện khuyến khích áp dụng.
Tăng cường công tác kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với phương tiện đo, kiểm tra lượng của hàng hóa đóng gói sẵn, kiểm tra quản lý việc sử dụng và chấp hành theo quy định pháp luật đo lường đối với các phương tiện đo nhóm 2 (công tơ điện, đồng hồ nước)…
Triển khai Quyết định số 3583/QĐ-UBND ngày 27/4/2023 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Long An.
Xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về thị trường khoa học công nghệ trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của Trung ương, tình hình thực tiễn tại Long An, lồng ghép với các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nhiều chương trình khác của tỉnh.
Nâng cao năng lực và vai trò tham gia phát triển thị trường KH&CN, đặc biệt là vai trò trung gian thực hiện các dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ của các tổ chức KH&CN hiện có tại tỉnh như: các tổ chức hoạt động KH&CN; Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương); Trung tâm Công nghệ thông tin (Sở Tài nguyên và Môi trường); Trung tâm công nghệ thông tin (Thuộc Sở Thông tin và Truyền thông); Trung tâm thông tin và công báo (Văn phòng UBND tỉnh) và các tổ chức KH&CN khác. Kết nối có hiệu quả giữa tổ chức KH&CN với các sàn giao dịch công nghệ của vùng và quốc gia.
Tăng cường công tác thông tin KH&CN; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác cơ sở dữ liệu thông tin về công nghệ, tham gia các hội chợ, triển lãm về KH&CN, tìm kiếm công nghệ.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ. Hướng dẫn, khuyến khích thành lập và vận hành Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.
Gắn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với phát triển doanh nghiệp KH&CN. Chủ động tìm kiếm, lựa chọn, hướng dẫn các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển thành doanh nghiệp KH&CN. Tăng cường hỗ trợ các nhóm nghiên cứu tiềm năng và các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị tại Long An; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động KH&CN tham gia Chợ công nghệ và thiết bị do các tỉnh, thành phố, vùng và quốc gia tổ chức.
Xúc tiến thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Hỗ trợ phát triển hàng hóa, thương mại hóa sản phẩm KH&CN, phát triển tài sản trí tuệ trên cơ sở khuyến khích các doanh nghiệp tại địa phương tham gia các giải thưởng về sở hữu trí tuệ, các cuộc thi đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh và cả nước.
4. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế
Tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở địa phương, đặc biệt là Chương trình Nông thôn miền núi, Chương trình đổi mới công nghệ, Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo, đề tài độc lập cấp quốc gia. Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác khoa học và công nghệ với các tỉnh khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiểu vùng Đồng Tháp Mười, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài tỉnh. Xúc tiến các quan hệ hợp tác về KH&CN quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
Liên kết phối hợp với các viện, trường, các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN, các nhà khoa học, các trung tâm KH&CN để nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các sản phẩm chủ lực của vùng. Liên kết hợp tác nghiên cứu, khảo nghiệm và nhận chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến, các mô hình canh tác, sản xuất có hiệu quả và bền vững, phù hợp với địa phương để triển khai, nhân rộng và lan tỏa trong toàn tỉnh.
5. Phát triển tiềm lực KH&CN
Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho tổ chức KH&CN; hiện đại hoá các máy móc, thiết bị nghiên cứu và phân tích thuộc hệ thống các phòng thí nghiệm tại các trung tâm, cơ sở đào tạo. Khuyến khích kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, phân tích, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC. Tăng cường xã hội hóa trong đầu tư tiềm lực cho KH&CN.
Đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh đạt trình độ trung bình chung của cả nước, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại để chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống tập trung trong một số lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp ứng dụng CNC, CNSH, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ,…
Đầu tư xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cho các hướng KH&CN trọng điểm của tỉnh, điều chỉnh quy hoạch phân khu chức năng tại Trạm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Đồng Tháp Mười (83,7 ha), nghiên cứu tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương mở rộng đối tượng liên kết, xác định cơ chế, kinh phí, đánh giá hiện trạng và nhu cầu của doanh nghiệp để hợp tác đầu tư.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN
Tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 8917/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 của UBND tỉnh và Kế hoạch số 3546/KH-UBND ngày 04/11/2021 của UBND tỉnh về CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC đã đề ra.
Hoàn thành các kế hoạch về công tác CCHC và triển khai toàn diện công tác CCHC trên tất cả các lĩnh vực gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhất là năng lực thực thi công vụ, kỹ năng và văn hóa công vụ, đạo đức nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); hạn chế thấp nhất tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hạn; gắn kết chặt chẽ việc thực hiện CCHC với nhiệm vụ thường xuyên; đảm bảo sự hài lòng của cá nhân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan nhằm nâng cao chỉ số CCHC của Sở.
Thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC, cập nhật kịp thời các TTHC khi có thay đổi, bổ sung; tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính, tỷ lệ giải quyết TTHC trực tuyến và thanh toán trực tuyến.
Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, thay đổi cách thức quản trị hành chính từ truyền thống sang hiện đại, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
Rà soát, đơn giản hóa TTHC, cập nhật kịp thời các TTHC khi có thay đổi, bổ sung; tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đơn giản hóa, minh bạch quy trình và thủ tục, rút ngắn thời gian trong thực hiện TTHC. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT với việc thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan và việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo quy trình ISO nhằm thúc đẩy cải cách hành chính và tăng hiệu quả ứng dụng CNTT. Tiếp tục xây dựng và triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên môi trường mạng;
Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin trong lĩnh vực KH&CN của tỉnh; Số hóa kết quả thủ tục hành chính, sử dụng dữ liệu số để thay thế thành phần hồ sơ phải nộp trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phổ biến, tuyên truyền cho công chức viên chức những kiến thức, kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin khi sử dụng các dịch vụ số; cán bộ phụ trách chuyển đổi số tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin.
7. Đẩy mạnh công tác truyền thông KH&CN
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN đối với quá trình CNH, HĐH và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành địa phương, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, các vùng sâu, vùng xa.
Tăng cường công tác thông tin KH&CN trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình, đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền, phổ biến tri thức KH&CN.
8. Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên
Tập trung nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, nhất là trong công tác chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng các nguồn năng lượng sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo và điều khiển tự động hóa trong các lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, giao thông, tài nguyên, xây dựng, giáo dục, quản lý đô thị, quản lý xã hội...
9. Dự toán NSNN dành cho hoạt động KH&CN năm 2024
Tổng nhu cầu tài chính cho hoạt động KH&CN của tỉnh Long An năm 2024 là: 41.612 triệu đồng.
Trong đó:
- Từ nguồn sự nghiệp khoa học Trung ương: - Từ nguồn sự nghiệp khoa học địa phương: - Từ nguồn ngoài ngân sách: | triệu đồng 41.612 triệu đồng triệu đồng |
(kèm theo các phụ lục)
Sở Khoa học và Công nghệ kính trình Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An và các sở, ngành chức năng xem xét đưa vào kế hoạch năm 2024./.