image banner
Hội nghị xét duyệt, tuyển chọn đơn vị chủ trì, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu và xây dựng quy trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây mít tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.”
Lượt xem: 165
Ngày 16 tháng 4 năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị xét duyệt, tuyển chọn đơn vị chủ trì, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu và xây dựng quy trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây mít tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.” - Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Mỹ Hạnh - Đơn vị chủ trì thực hiện: Viện Cây ăn quả miền Nam

Captu011.png 

Mit-qc.PNG 

Hội đồng khoa học tư vấn tuyển chọn, xét duyệt nhiệm vụ

Phát triển cây ăn trái nói chung và cây mít nói riêng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đang là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp nước ta. Kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 4 tỷ USD vào năm 2018, và trái cây Việt Nam đã thâm nhập thị trường của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có sự đóng góp của trái mít, hiện nay mít chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Long An là tỉnh có diện tích trồng mít đứng thứ ba tại các tỉnh ĐBSCL sau Tiền Giang và Hậu Giang. Tại Long An, mít được trồng tập trung tại huyện Tân Thạnh. Huyện Tân Thạnh có tổng diện tích cây ăn trái là 1.168,44 ha trong đó cây mít chiếm diện tích lớn nhất 707,53 ha chiếm 50%, chuối 198 ha, xoài 161 ha, sầu riêng 34,09 ha, chanh 32,2 ha và một số chủng loại cây khác. Cây mít được trồng tập trung tại các xã Tân Ninh, Tân Lập và Tân Thành. Bên cạnh những cây trồng chủ lực của huyện như lúa, khóm, sen...trong vài năm gần đây cây mít được người dân quan tâm mở rộng diện tích, do khả năng cho trái sớm, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mít là cây trồng mới phát triển tại huyện nên công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về canh tác, bảo vệ thực vật chưa hỗ trợ nhiều cho nhà vườn. Thực tế sản xuất cho thấy cây mít đang đối mặt với một số dịch hại, trong đó đáng quan tâm là hiện tượng xơ đen múi mít, đối tượng này gây thiệt hại khoảng 40 - 50% sản lượng trái thu hoạch, chúng diễn ra rất nặng vào mùa mưa. Kế đến là bệnh chết cây xuất hiện trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây mít, nhưng nặng nhất khi cây mang trái từ năm thứ 3 trở đi. Theo ghi nhận từ một số nhà vườn trồng mít, một cây mít chỉ có thể thu hoạch từ 15 - 20 trái là cây chết, với các triệu chứng như: vàng lá thối rễ, xì mũ thân, thối trái, cây suy kiệt....bệnh làm giảm phẩm chất, năng suất cũng như giá trị thương phẩm của trái mít, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng mít và gần đây nhất hiện tượng sạm đen da trên trái mít mới xuất hiện làm giảm giá bán của sản phẩm rất nghiêm trọng, giảm thu nhập từ canh tác mít. Đối với sâu hại thì ruồi đục trái là đối tượng mà nông dân rất quan tâm vì chúng tấn công giai đoạn trái sắp thu hoạch làm giảm giá trị nghiêm trọng không thể tiêu thụ được.

Trong đó khi đó hiện tượng xơ đen múi mít đã và đang được một vài nhóm tác giả nghiêm cứu nhưng vẫn chưa thống nhất tác nhân gây ra bệnh này. Đối với bệnh chết cây đang diễn biến phức tạp trên nhiều vườn mít tại tỉnh Long An với nhiều triệu chứng khác nhau mà đến nay vẫn chưa xác định rõ tác nhân gây ra trực tiếp. Ngoài ra, hiện tượng sạm đen da là một hiện tượng mới hoàn toàn gây hại trên mít, làm mất giá trị thương phẩm của trái mít trầm trọng nhưng chưa có một công trình nào công bố về hiện tượng này. Bên cạnh đó, ruồi đục trái phổ biến và gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây ăn trái, trong đó gây hại nghiêm trọng trên mít trong thời gian gần đây. Ruồi gây hại làm giảm năng suất và chất lượng của trái mít. Đối với những loại trái cây xuất khẩu, trong đó có mít, việc tồn tại trứng ruồi trong trái sẽ là rào cản khi xuất khẩu sang những nước mà các loài ruồi đục trái là đối tượng kiểm dịch thực vật.

Đối với hiện tượng xơ đen múi mít, bệnh chết cây và hiện tượng sạm đen da nông dân vẫn chưa có biện pháp nào quản lý hiệu quả, nên rất lúng túng khi các dịch hại này xuất hiện trên vườn. Việc khẳng định tác nhân gây hiện tượng xơ đen múi mít, bệnh chết cây và xác định nguyên nhân gây hiện tượng sạm đen da và đề xuất các biện pháp khắc phục hiệu quả các đối tượng này là rất cần thiết và cấp bách.

Đối với ruồi đục trái gây hại trên mít, biện pháp sử dụng thuốc BVTV hóa học vẫn đang được nông dân áp dụng phổ biến trong sản xuất, nhưng hiệu quả phòng trừ không cao do con trưởng thành là đối tượng rất di động, trứng và ấu trùng thì phát triển bên trong trái. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc hóa học thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn trái gần thu hoạch dẫn đến sự tồn tại dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm.

Trong khi đó trên thế giới biện pháp sinh học đang được sử dụng rộng rãi trong quản lý ruồi đục trái. Thành phần thiên địch của ruồi đục trái phong phú là một trong những lợi thế để phát triển biện pháp sinh học. Tạo điều kiện thuận lợi để các loài thiên địch phát huy được vai trò của chúng trong tự nhiên, lợi dụng được những thiên địch sẵn có. Việc nghiên cứu các loại túi bao trái phù hợp cho trái mít, xây dựng các biện pháp sử dụng thuốc hóa học hợp lý, lựa chọn thuốc hóa học ít có ảnh hưởng đến các loài thiên địch, xác định thời điểm và tần suất sử dụng thuốc hóa học hợp lý, phối hợp thuốc BVTV với các chất gây ngán ăn/xua đuổi để quản lý ruồi đục trái vừa mang lại hiệu quả quản lý ruồi đục trái cao vừa đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của trái mít.  

Trước tình hình trên, Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với Chi cục Trồng trọt, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nông sản Long An, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Thạnh và Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Thạnh tiến hành nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp quản lý tổng hợp hiệu quả các đối tượng này là rất cần thiết nhằm giúp ổn định và nâng cao thu nhập cho người trồng mít cũng như góp phần tạo nền nông nghiệp bền vững.

Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu: Xác định tác nhân gây hiện tượng xơ đen múi mít, chết cây, sạm đen, ruồi đục trái và xây dựng qui trình quản lý tổng hợp hiệu quả đối với cây mít.

    Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng canh tác và tình hình dịch hại trên cây mít trên địa bàn tỉnh Long An;

- Xác định tác nhân gây ra hiện tượng xơ đen múi mít, bệnh chết cây, hiện tượng sạm đen da và xác định thành phần loài ruồi đục trái gây hại trên cây mít;

- Xác định biện pháp quản lý hiệu quả hiện tượng xơ đen múi mít, bệnh chết cây, hiện tượng sạm đen da và ruồi đục trái gây hại trên cây mít; 

- Xây dựng 01 quy trình và 01 mô hình quản lý tổng hợp hiệu quả dịch hại chính (hiện tượng xơ đen múi mít, bệnh chết cây, hiện tượng sạm đen da và ruồi đục trái) gây hại trên mít (quy mô 0,2-0,3 ha). Hiệu quả quản lý dịch hại trên mô hình thực hiện giảm >80% so với đối chứng nông dân không áp dụng. 

Kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng trong sản xuất mít tại tỉnh Long An, đây là loại cây hiện có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ tươi trong nước. Đề tài thành công sẽ góp phần khắc phục được hiện tượng xơ đen múi mít, hiện tượng sạm đen da, bệnh chết cây và ruồi đục trái giảm thiệt hại cho người sản xuất, giúp ngành trồng mít tỉnh nhà phát triển bền vững.

Qua Hội nghị xét duyệt đề tài nói trên, Hội đồng Khoa học có những góp ý với Ban chủ nhiệm đề tài và đã thống nhất đề tài được thực hiện với một số chỉnh sửa bổ sung đề cương. Hội đồng đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét và quyết định./.

Thanh Hương – Phòng Quản lý Khoa học


Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1