NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH: PHỤC HỒI ĐÀN VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CHIM LE NÂU TRONG KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN
Ngày 16/01/2024, tại phòng họp lầu 3, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Phục hồi đàn và sản xuất giống chim Le nâu trong Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.
Thành phần Hội đồng theo Quyết định số 291/QĐ-SKHCN, ngày 19/12/2023 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Long An gồm ThS. Nguyễn Minh Hải - GĐ Sở KH&CN - Chủ tịch Hội đồng, ThS. Đinh Thị Phương Khanh - PGĐ Sở NN&PTNT – Phó Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Trương Thanh Cảnh, Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh và TS. Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng phòng Quản lý tài nguyên – Viện Môi trường và Tài nguyên là 2 ủy viên phản biện; đại diện Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản là ủy viên.

Hội đồng khoa học nghiệm thu kết quả nhiệm vụ
Đây là nhiệm vu KH&CN thuộc lĩnh vực môi trường do KS. Nguyễn Thanh Lâm và TS.Phạm Quốc Nguyên là chủ nhiệm, Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là đơn vị chủ trì, thời gian thực hiện là 28 tháng.
KS. Nguyễn Thanh Lâm, thay mặt Ban chủ nhiệm và đơn vị chủ trì, trình bày báo cáo tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo các sản phẩm khoa học và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Ban chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày báo cáo nghiệm thu
Đề tài đã đạt được các mục tiêu:
Phục hồi đàn và sản xuất giống chim Le nâu trong Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen:
- Xây dựng Khu nhân giống chi Le nâu trong Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen;
- Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm chim Le nâu cho Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen;
- Giải pháp bảo tồn Le nâu trong khu bảo tồn Le nâu trong Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen;
- Mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm chim Le nâu tại các hộ dân xung quanh Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.

PGS.TS. Trương Thanh Cảnh, Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh - Ủy viên phản biện 1

TS. Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng phòng Quản lý tài nguyên – Viện Môi trường và Tài nguyên - Ủy viên phản biện 2
Sau quá trình thực hiện, đề tài đã hoàn thành đầy đủ các sản phẩm KH&CN theo thuyết minh: 1.027 con Le nâu với trọng lượng trung bình 395g/con; 40 cá thể giống bố mẹ chuyển giao mô hình thử nghiệm cho 10 hộ dân; 01 khu nhân giống 2.100 m2; 01 quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Le nâu; 01 giải pháp bảo tồn Le nâu trong Khu Bảo tồn; 01 bộ tài liệu về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc Le nâu; 01 bài báo đăng tạp chí khoa học Nông nghiệp và PTNT. Đề tài đã được nghiệm thu cấp cơ sở ngày 24/11/2023 và nộp hồ sơ đề nghị nghiệm thu về Sở Khoa học và Công nghệ theo đúng quy định. Kết quả tự đánh giá là "đạt".
ThS. Nguyễn Minh Hải - GĐ Sở KH&CN - Chủ tịch Hội đồng
Hội đồng đã nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì các vấn đề cần làm rõ. Trên cơ sở đã xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên quan; kết quả góp ý của các thành viên và các phiếu nhận xét đánh giá của các uỷ viên phản biện; trao đổi thảo luận, nhận định về các kết quả của nhiệm vụ theo từng nội dung theo quy định. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá "đạt" với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung các vấn đề mà Hội đồng đặt ra nhằm hoàn thiện báo cáo.
KS. Nguyễn Thanh Lâm – Cán bộ Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, chủ nhiệm đề tài

Quang cảnh buổi báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học

Hình ảnh chim Le nâu được nhân giống tại Khu Bảo tồn
Thay mặt Hội đồng, Ông Nguyễn Minh Hải đã kết luận: Đề tài đã thực hiện đủ các mục tiêu nghiên cứu, đầy đủ các sản phẩm đề tài, kết quả có tính ứng dụng vào thực tiễn. Thống nhất các nội dung góp ý của phản biện 1, phản biện 2 và các thành viên Hội đồng. Thống nhất nghiệm thu đề tài, đề nghị Ban chủ nhiệm hoàn thiện bổ sung chỉnh sửa báo cáo tổng hợp theo ý kiến góp ý của Hội đồng, nộp kết quả, quyết toán, đăng ký kết quả, chuyển giao kết quả theo quy định
Đơn vị chủ trì tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất và sản phẩm. Lưu ý các thủ tục về pháp lý về nuôi nhốt động vật hoang dã. Từ kết quả đề tài, đơn vị chủ trì đề xuất các chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển đàn tại Khu Bảo tồn và nuôi thương phẩm chim Le nâu tại vùng lõi và vùng đệm./.
Huỳnh Trung Hòa
TP.QLKH