image banner
Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi
Lượt xem: 216

Trong bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam vào ngày 18/5/1963, Bác Hồ đã nói “ Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Rất cô đọng, súc tích nhưng lại rất dễ hiểu, dễ tiếp thu, Bác Hồ đã chỉ rõ nguyên lý, phương châm và sứ mạng cao cả của KHCN.


Sở Khoa học và Công nghệ ký kết hợp tác khoa học công nghệ với Liên hiệp các Hội KHKT

Trong bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam vào ngày 18/5/1963, Bác Hồ đã nói “ Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Rất cô đọng, súc tích nhưng lại rất dễ hiểu, dễ tiếp thu, Bác Hồ đã chỉ rõ nguyên lý, phương châm và sứ mạng cao cả của KHCN.
Trong Hiến Pháp đã khẳng định: phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; khoa học và công nghệ là động lực then chốt phát triển kinh tế xã hội. Sự đóng góp của khoa học và công nghệ thể hiện trong phát triển kinh tế - xã hội và kể cả trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị…

Quán triệt tư tưởng đó, ngành khoa học và công nghệ  tỉnh đã thể hiện được vị trí, vai trò của mình trong gần 40 năm hình thành và phát triển.

Mỗi giai đoạn phát triển, vai trò của khoa học công nghệ khác nhau, nhiều lúc không nổi bật, cấp thiết, thậm chí nhiều lúc trong các báo cáo định kỳ phát triển kinh tế -xã hội các cấp không có nội dung riêng như một số ngành khác nhưng sự đóng góp của ngành khoa học và công nghệ của tỉnh từ buổi ban đầu đến nay đã được khẳng định trong thực tế đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, nổi bật qua ba mặt, đó là: công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; công tác xây dựng bộ máy quản lý khoa học và công nghệ.

1. Về vai trò tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Có thể nói, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, sau khi tiến hành đồng thời 02 cuộc cách mạng to lớn về quan hệ sản xuất và về lực lượng sản xuất, nước ta thực sự bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật khi bước vào gian đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và từ đó ngành khoa học và công nghệ tỉnh bắt đầu bước ngoặt mới, chuyển từ hình thức là một ủy ban sang thành cơ quan quản lý nhà nước và vai trò tham mưu của ngành khoa học và công nghệ tỉnh cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã bắt đầu có những thể hiện rõ ràng trong việc tham mưu ban hành nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ... cung cấp các cơ sở khoa học để đề ra các chủ trương, quyết định đúng đắn về các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Rồi sau đó là tạo ra những đột phá, tìm ra những định hướng cho phát triển sản xuất, giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội.

Đánh giá cao vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt Sở Khoa học và Công nghệ rất quan tâm đến nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, nhất là cấp cơ sở. Và thật vinh hạnh cho ngành khoa học và công nghệ tỉnh, trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã thống nhất về nguyên tắc những nội dung mang tính đột phá để ngành khoa học và công nghệ tỉnh phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Sự lãnh đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm, ưu ái của Bộ trưởng và Bí thư Tỉnh ủy chính là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Khoa học và Công nghệ Long An hiện nay phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước tạo nên những chuyển biến mới, nổi bật là tham mưu xây dựng Chương trình số 28-CTr/TU ngày 27/05/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế… và tiến hành xây dựng qui hoạch phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. Hiện đang tiến hành xây dựng đồng bộ các đề án, dự án, cơ chế để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản dưới Luật giải quyết 3 vấn đề trụ cột phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội: cơ chế tài chính; nguồn vốn và nguồn nhân lực. Đặc biệt trong năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh 10 văn bản (trong tổng số 38 văn bản của UBND tỉnh), trong đó có 02 văn bản trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Mục tiêu của Sở Khoa học và công nghệ là đến cuối năm 2014 sẽ tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành đồng bộ các văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực khoa học công nghệ phù hợp với Hiến pháp và Luật Khoa học và Công nghệ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014; đồng thời có cơ chế năng động khuyến khích nghiên cứu khoa học, đầy mạnh ứng dụng tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống một cách có trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh, bền vững.

2. Về công tác quản lý nhà nước hoạt động khoa học và công nghệ. Ngày nay, với thành tựu của cách mạng công nghệ, cũng giống như trong mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người ngày càng không thể thiếu công nghệ thì mọi hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng không thể thiếu sự tác động của khoa học và công nghệ và như vậy công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ngày càng quan trọng.

Sở Khoa học và công nghệ thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực chính: quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; quản lý về sở hữu trí tuệ, trình độ công nghệ; quản lý về an toàn bức xạ - hạt nhân; quản lý về tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng và quản lý phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

-   Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học: đến nay có gần 100 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ công nghệ được thực hiện với tổng kinh phí trên 60 tỷ đồng. Trên 90% đề tài, dự án đã được đưa vào thực tế cuộc sống. Những kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ đã thực sự tạo bước đột phá, định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, xây dựng hệ thống chính trị theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Từ mô hình nhỏ đã phát triển thành những chương trình, kế hoạch lớn như chương trình sản xuất cây lúa nếp chất lượng cao Châu Thành; sản xuất giống lúa mùa đặc sản Huyết ròng Vĩnh Hưng; sản xuất lúa năng suất chất lượng cao theo hướng nông nghiệp bền vững; chương trình sản xuất rau an toàn Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa; mô hình dưa hấu Thạnh Hóa; sản xuất thanh Long Châu Thành; bắp lai ở Đức Huệ; mè ở Vĩnh Hưng; nuôi thủy sản ở Đồng Tháp Mười, Cần Đước; bò sữa Đức Hòa; trâu thịt ở Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa; san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, bộ giáo trình đào tạo, bồi dưỡng tác nghiệp cho cán bộ cấp xã và cấp phòng của huyện.

Góp phần cải thiện đời sống của nhân dân qua thiết bị lọc nước TĐC có khả năng lọc nước mặt vùng Đồng Tháp Mười thành nước sinh hoạt cung cấp cho các cụm dân cư có qui mô trên 100 hộ mô hình sản xuất nấm hàng hóa chất lượng cao theo hướng công nghiệp... đây là kết quả của đề tài ứng dụng theo Chương trình quốc gia đang được chuyển giao rộng rãi cho nhân dân.

- Hoạt động Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng: duy trì ổn định hệ thống cân đối chứng tại các chợ trên địa bàn các huyện, thị, thành phố và thực hiện tốt quản lý về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là không để xảy ra sự cố nào đối với 04 mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở: xăng dầu – khí hóa lỏng; mũ bảo hiểm; đồ chơi trẻ em; hàng điện tử. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước và hoạt động Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật thương mại – TBT, ngày càng được mở rộng và đi vào nền nếp. Đặc biệt, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông quan năng suất, chất lượng đã có nhiều chuyển biến với 04 doanh nghiệp đạt giải thưởng quốc gia, trong đó có 01 doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương.

- Về phát triển thị trường KH&CN.Trọng tâm là phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và các tổ chức hoạt động khoa học công nghệ. Đến nay trên địa bàn tỉnh dã hỉnh thành 4 tổ chức và 01 doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ và một số doanh nghiệp đang hướng tới thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ với số vốn dự kiến đầu tư trên 200 tỷ đồng. Dự kiến đến na9m 2020 có ít nhất 15 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đây chính là nhân tố đột phá để phát triển nguồn vốn và nhân lực cho hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật được phát động và hưởng ứng rộng rãi trong lực lượng nhân dân, thanh thiếu niên, nhi đồng, lực lượng vũ trang, học sinh thông qua 5 cuộc hội thi tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Kết quả có trên 50 cá nhân đạt giải thưởng cấp tỉnh, trong đó có trên 5 cá nhân đạt giải tưởng quốc gia. Nhiều tác phẩm đạt giải đã phát triển thành sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu để đưa ra thị trường.

- Về lĩnh vực quản lý sở hữu trí tuệ: vừa thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tập thể, cá nhân, doanh nghiệp vừa là cơ quan đầu mối thực hiện hỗ trợ  đăng ký nhãn hiệu tập thể. Đến nay đã hỗ trợ đăng ký 27 nhãn hiệu tập thể, trong đó có 02 nhãn hiệu là Thanh long Tầm Vu Châu thành và gạo Nàng thơm Chợ đào đã đăng ký thành công tại Mỹ, đang chờ cấp chứng nhận tại 4 nước còn lại: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và Singapore. Trong kế hoạch dài hạn, Sở sẽ hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với một số đặc sản tiêu biểu của tỉnh để nâng cao giá trị và khẳng định sản phẩm hàng hóa của tỉnh trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Một lĩnh vực không kém phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và đời sống, sức khỏe của cộng đồng là quản lý an toàn bức xạ - hạt nhân. Ngành đã thực hiện chặt chẽ các qui trình về cấp phép và kiểm tra an toàn bức xạ - hạt nhân trong các cơ sở sản xuất, ý tế có sử dụng nguồn phóng xạ và đang tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố an toàn bức xạ - hạt nhân sẵn sàng trong mọi tình huống trước xu hướng gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tỉnh và vận chuyển trên các trục giao thông xuyên qua địa bàn tỉnh.

3. Về xây dựng bộ máy quản lý khoa học và công nghệ:

Ngành khoa học và công nghệ tỉnh Long An trãi qua 4 giai đoạn phát triển từ Ủy ban Khoa học Kỹ thuật, Ban Khoa học Kỹ thuật, rồi Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường, đến nay là Sở Khoa học và Công nghệ với các thế hệ lãnh đạo và nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã cống hiến gần cả cuộc đời cho sự nghiệp khoa học và công nghệ, có nhiều người từ lúc bắt đầu sự nghiệp đến nghỉ hưu chỉ làm một ngành là ngành khoa học và công nghệ như đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Lê Khánh Hưng… Tất cả từ lãnh đạo, đến người lao động đều có một điểm chung là sự yêu nghề, lòng nhiệt huyết và một trái tim dành cho khoa học và công nghệ. Những ngọn lửa nhiệt huyết ấy làm nên truyền thống của ngành và âm ỉ cháy mãi để kết thành ngọn lửa lớn hôm nay.

Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã phát triển với 73 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (trong đó có 01 tiến sĩ, 04 thạc sĩ), tuy không lớn so với yêu cầu nhiệm vụ nhưng chúng tôi đã có những bước đi vững chắc bằng kế hoạch đào tạo dài hạn và mối liên kết, hợp tác sâu rộng.

Kế hoạch đào tạo nhân sự của Sở từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung đào tạo chuyên gia trên ba lĩnh vực trọng yếu: chuyên gia về năng suất, chuyên gia về chất lượng và chuyên gia về công nghệ. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có ít nhất là 04 tiến sĩ và 30 thạc sĩ. Đặc biệt là đến năm 2020 mỗi huyện có ít nhất 01 cán bộ đủ năng lực chuyên trách về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cơ sở.

Bên cạnh đó, Sở tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng với các viện, trường, doanh nghiệp, các sở khoa học và công nghệ tỉnh bạn, đặc biệt là tiếp cận, mời gọi các nhà khoa học, chuyên gia đầu đàn trong và ngoài nước để huy động tốt nhất chất xám vào thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh. Đây chính là giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất trong điều kiện hội nhập quốc tế, trong môi trường “thế giới phẳng” để tỉnh Long An sớm có những kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Thực tế, năm 2013, 2014 chúng tôi đã huy động được nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu đàn trong nước và nước ngoài tham gia các sự kiện khoa học của tỉnh.

Đây là những thành tựu và hứa hẹn lạc quan để ngành khoa học và công nghệ tỉnh Long An tự hào và tin tưởng vào sự phát triển ngày mai nhân ngày Khoa học công nghệ Viết Nam được công bố và cũng là Kỷ niệm năm thứ 55 của Ngành

Nhân dịp này, thay mặt những người làm công tác khoa học và c6ng nghệ tỉnh Long An, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng đến Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ KH&CN; các sở ngành tỉnh; các nhà khoa học từ các viện, trường đại học, các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh.

Cảm ơn đội ngũ trí thức, cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện để ngành khoa học và công nghệ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình.

Mong rằng sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp ấy sẽ  tiếp tục được phát huy hơn nữa để hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh thể hiện tốt vai trò động lực then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng và xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “…phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”./.

                                                                              Mai Văn Nhiều - Giám đốc Sở KH&CN

Tin khác
1 2 
 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1