Ngày
27/2/2014, tại Bắc Giang, Văn phòng Hội đồng Chính sách Khoa học và
Công nghệ Quốc gia (Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia), Cục Ứng
dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) và Sở KH&CN Bắc Giang
phối hợp tổ chức Hội thảo “Cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng
dụng KH&CN vào nông nghiệp”.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham
dự Hội thảo có đồng chí Hoàng Văn Phong, Phái viên Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia; đồng chí Trần Việt
Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Giang; các nhà khoa học đến từ các Viện nghiên
cứu, trường đại học, các Hiệp hội; đại diện lãnh đạo một số các đơn vị
trực thuộc Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đại
diện lãnh đạo của 20 sở KH&CN; đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng
công ty, doanh nghiệp trong cả nước.
Hội
thảo tập trung vào 2 nội dung chính: nhu cầu ứng dụng KH&CN vào sản
xuất và thực trạng chính sách thu hút, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp ứng
dụng KH&CN vào nông nghiệp - nông thôn khu vực Bắc Bộ; đề xuất các
chính sách thu hút, đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng KH&CN vào
nông nghiệp khu vực Bắc Bộ.
Tại
Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các báo cáo tham luận về: Thực
trạng và nhu cầu ứng dụng KH&CN của doanh nghiệp, đề xuất các cơ chế
chính sách ứng dụng trong nông nghiệp nông thôn; Cơ chế chính sách hợp
tác doanh nghiệp ứng dụng KH&CN phát triển ngành lúa gạo vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long; Một số giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp ứng dụng KH&CN vào phát triển chăn nuôi; Một số chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp ứng dụng KH&CN ở Bắc Giang; Kinh nghiệm ứng dụng
và chuyển giao KH&CN trong lĩnh vực giống cây trồng;…
Hiện
nay cả nước có trên 33.000 doanh nghiệp nông nghiệp, trên 93% là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, việc ứng dụng KH&CN ở các doanh
nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban
hành nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng
dụng KH&CN nói chung và ứng dụng công nghệ cao nói riêng góp phần
tạo nên sự năng động cho các doanh nghiệp. Trong một thời gian ngắn,
hàng loạt các Quyết định của Thủ tướng về các vấn đề liên quan đến
KH&CN trong nông nghiệp đã được hành như: Quyết định số 176/QĐ-TTg
ngày 29/1/2010 về vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Quyết
định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 về chính sách khuyến khích đổi mới
công nghệ trong doanh nghiệp; Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2012
về chương trình phát triển sản phẩm Quốc gia đến năm 2020. Đặc biệt, vừa
qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Nghị định
này thay thế cho Nghị định số 61/2010/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ
ngày 10/2/2014.
Ngoài
ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp khi áp dụng KH&CN
vào sản xuất đều được hưởng các ưu đãi chung như các thành phần kinh tế
khác đó là ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, điều kiện tiếp
cận vốn tín dung, chính sách hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất,…
Tại
Hội thảo, đại diện các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý,
các doanh nghiệp đã đưa ra các ý kiến, các giải pháp nhằm cải tiến các
cơ chế chính sách khuyến khích sao cho việc áp dụng KH&CN vào sản
xuất nông nghiệp nói chung và các cơ chế, chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư, ứng dụng và chuyển giao KH&CN vào
nông nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao.
Phát
biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh nhấn mạnh:
từ những ý kiến đóng góp trên, Bộ KH&CN và Hội đồng Chính sách
KH&CN Quốc gia sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ có những điều chỉnh và
xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng KH&CN
vào trong phát triển nông nghiệp.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN