image banner
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SẢN XUẤT THANH LONG XUẤT KHẨU HUYỆN CHÂU THÀNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 -ĐỊNH HƯỚNG 2020
Lượt xem: 382

Tuy đề án mới được UBND tỉnh Long An phê duyệt ngày 25/12/2013 nhưng huyện Châu Thành được các ngành chức năng của tỉnh đã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiều năm nay trên cơ sở đó huyện tập trung chỉ đạo sản xuất cây trồng chủ lực (thanh long) theo hướng sản xuất bền vững.

Tuy đề án mới được UBND tỉnh Long An phê duyệt ngày 25/12/2013 nhưng huyện Châu Thành được các ngành chức năng của tỉnh đã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiều năm nay trên cơ sở đó huyện tập trung chỉ đạo sản xuất cây trồng chủ lực (thanh long) theo hướng sản xuất bền vững.

I- Diện tích, năng suất, sản lượng vùng sản xuất thanh long:

1- Vùng  sản xuất.

Trước đây huyện được tỉnh quy hoạch vùng trồng thanh long đến năm 2015 là 1.500 ha huyện bố trí quy hoạch trồng trên địa bàn 5 xã cụ thể ấp 1,6,7,8 xã Hiệp Thạnh, Thị trấn Tầm Vu, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long.

- Do hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây thanh long đến năm 2012 huyện đã điều chỉnh bổ sung quy hoạch diện tích trồng thanh long đến năm 2015-2020: 2.380-3.315 trên địa bàn 11/13 xã cụ thể diện tích trồng thanh long được bố trí trồng hết diện tích đất sản xuất của địa bàn 5 xã: Hiệp Thạnh, Thị trấn Tầm Vu, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long. Mở rộng thêm diện tích 6 xã: Thanh Phú Long, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Hòa Phú, Vĩnh Công, Bình Quới. Riêng 2 xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông do điều kiện đất nhiễm phèn, mặn, xa nguồn nước tưới nên không bố trí trồng.

Ngày 25/12/2013 tỉnh phê duyệt đề án “Sản xuất thanh long xuất khẩu huyện Châu Thành tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015, định hướng năm 2020” diện tích thanh long huyện 2015: 3.300 ha, 2020: 5.000 ha.

Năm 2014 UBND tỉnh quy hoạch đến 2020 diện tích thanh long toàn tỉnh 10.000ha. Trong đó Châu Thành là 8.000ha.

2- Diện tích.

Năm 2011 diện tích toàn huyện 1.204 ha, năm 2012 diện tích toàn huyện 1.478 ha. Năm 2013 diện tích 2.748 ha, trong 2.748 ha có 1.200 ha thanh long cho trái, đến 15/1/2014 diện tích 3.258 ha, trong vòng 3 năm 2011-2013 diện tích tăng 2.058 ha. Năm 2014 diện tích thanh long 3.258 ha có 2.272 ha thanh long cho trái. Do hiệu quả kinh tế từ thanh long diện tích tăng nhanh các xã mới bổ sung quy hoạch Thanh Phú Long, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Hiệp Thạnh, Hòa Phú, Vĩnh Công, Bình Quới. Đến 30/3/2014 diện tích 3.300 ha. Dự kiến diện tích sau khi thu hoạch lúa vụ 3 năm 2014 sẽ tăng từ 3.800-4.000 ha.

3- Năng suất, sản lượng.

Trong 3.258 ha thanh long có 2.000 ha thanh long ruột trắng, 1.257 ha thanh long ruột đỏ, với trên 6.800 hộ trồng. Sản lượng thanh long năm 2013 đạt 72.000 tấn. Năng suất bình quân 45 tấn/ha/năm (thanh long chính vụ 10 tấn, thanh long rải vụ 15 tấn/ha/lần thắp đèn, bình quân 2 lần thắp đèn/năm)

Dự kiến sản lượng thanh long toàn huyện năm 2014 đạt 102.000 tấn.

II- Các nhóm giải pháp huyện đã tập trung triển khai thực hiện:

1- Giải pháp về kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Các hộ trồng thanh long được tổ chức tập huấn, dạy nghề, hướng dẫn quy trình sản xuất chăm sóc thanh long qua các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn phòng trừ dịch bệnh đốm trắng trên thanh long (năm 2013 mở 85 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, trong đó có 14 lớp dạy nghề, với 4.530 nông dân tham dự) . Hướng dẫn nông dân thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên thanh long. Đối với những hộ đã trồng trước đây trao đổi kinh nghiệm cho các hộ mới trồng. Tất cả các hộ mới trồng đều được các xã phối hợp các ngành chức năng huyện tổ chức dạy nghề.

2- Chương trình sản xuất thanh long sạch.

Năm 2013 có 33,43 ha với 37 xã viên Hợp tác xã Dương Xuân sản xuất thanh long đạt chứng nhận GlobalGAP. Kết quả của 33,43 ha được cấp code  xuất khẩu thanh long đi Mỹ, Hợp tác xã đã ký hợp đồng với công ty chiếu xạ An Phú, giá thu mua thanh long đi Mỹ chênh lệch thị trường 5.000 đồng/kg. Nhưng Hợp tác xã không giao được hàng do mẫu mã khó đạt (trái chín đỏ không đạt do vận chuyển xa).

Có 1 tổ hợp tác ấp Long Thành, xã Long Trì sản xuất thanh long theo hướng VietGAP với 16 ha có 24 hộ tham gia và còn lại là các tổ liên kết sản xuất thanh long để được ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Trên địa bàn huyện huyện có 2 Hợp tác xã và 2 doanh nghiệp được cấp code thanh long xuất đi Mỹ: Hợp tác xã thanh long Dương Xuân, Hợp tác xã thanh long Tầm Vu, Cty TNHH 1TV Hoàng Huy, Cty TNHH 1TV Trung Hiếu

3- Xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Có 3 Hợp tác xã được cục sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa:

Hợp tác xã thanh long Tầm Vu, Hợp tác xã Dương Xuân và Hợp tác xã Long Hội. Riêng Hợp tác xã thanh long Tầm Vu được Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (United State Patent and Trademark Office) cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.

+ Hợp tác xã thanh long Tầm Vu được cấp nhãn hiệu trong nước ngày 22/2/ 2011 theo quyết định số 160146;

+ Hợp tác xã Dương Xuân được cấp nhãn hiệu trong nước ngày 29/ 4/2010 theo quyết định số 1467; Hợp tác xã Long Hội được cấp nhãn hiệu trong nước ngày 29/1/2013 theo quyết định số 199318.

+ Hợp tác xã Dương Xuân đã xây dựng được Website riêng cho hợp tác xã, địa chỉ trang Website: thanhlongchauthanhlongan.com

4- Tổ chức quản lý.

Toàn huyện có 4 Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ thanh long (Hợp tác xã Long Hội xã An Lục Long, Hợp tác xã thanh long Tầm Vu, Hợp tác xã Vạn Thành xã Hiệp Thạnh, Hợp tác xã Dương Xuân), 3 Hợp tác xã vừa sản xuất vừa thu mua xuất khẩu thanh long, riêng Hợp tác xã Dương Xuân chủ yếu sản xuất thanh long GlobalGAP. Tuy nhiên hoạt động của các Hợp tác xã này cũng chưa đạt hiệu quả cao.

5- Thu mua, bảo quản, chế biến, thị trường tiêu thụ.

Thanh long chủ yếu xuất khẩu dưới dạng trái tươi. Toàn huyện có 6 doanh nghiệp, 4 Hợp tác xã và 19 hộ kinh doanh thu mua sơ chế thanh long. Hình thức thu mua chủ yếu qua thương lái giao lại cho doanh nghiệp, Hợp tác xã.

Các cơ sở đóng gói có 4 cơ sở có kho lạnh bảo quản, các cơ sở còn lại chủ yếu giao trong ngày. Trong 4 cơ sở có 1 cơ sở có kho xử lý nước nóng và kho lạnh đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện có 3 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thanh long, các cơ sở còn lại đóng gói xuất khẩu qua trung gian các doanh nghiệp TP.HCM và Bình Thuận, địa điểm tập kết giao hàng tại cảng TP.HCM.

Thị trường tiêu thụ xuất khẩu thanh long chính ngạch đến 14 quốc gia. Trong đó thị trường chủ yếu là Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Nhật, Hàn Quốc; Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Canada, Mỹ và thị trường Trung Đông…

Việc mở rộng thị trường tại các khu vực Châu Âu, Châu Mỹ gặp nhiều khó khăn do vận chuyển xa, bảo quản lâu.

6- Chính sách.

Các hộ dân mới trồng thanh long được các ngân hàng cho vay vốn với hình thức thế chấp, cộng với vốn tự có đảm bảo đủ vốn đầu tư cho phát triển thanh long. Các hộ trồng lâu năm chủ yếu gửi ngân hàng.

7- Đầu tư phát triển hạ tầng.

a- Giao thông.

- Từ khi nâng tải trọng cầu Vĩnh Công xe container tải trọng trên 20 tấn lưu thông đến trung tâm huyện không phải trung chuyển như trước đây nên giá mua thanh long được nâng cao. Các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được cứng hóa bê tông hóa, nhựa hóa 100% đảm bảo vận chuyển thanh long.

- Năm 2012-2013-2014 đường tỉnh lộ 827 được tỉnh đầu tư nâng cấp đường 827C 2 cầu Dựa, cầu Đồn được đầu tư xây dựng mới, năm 2014 3 cầu Phú Lộc, Phú Cung, 30/4 được triển khai thi công, 5 cống trên đường 827B đã được đầu tư xây dựng mới hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo được xe container vận chuyển hàng hóa.

b- Thủy lợi.

Hàng năm huyện được tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi xây dựng cống, nạo vét kênh, sông rạch đảm bảo đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Trong đó dự án Bảo Định được triền khai từ năm 2010 đến nay đáp ứng yêu cầu tiêu úng, xả phèn kịp thời vùng sản xuất thanh long.

c- Điện phục vụ sản xuất thanh long rải vụ.

Do hiệu quả kinh tế từ cây thanh long diện tích hộ dân chuyển từ đất trồng lúa sang trồng thanh long 3.258 ha trong đó đất trồng lúa 2.858 ha, đất cải tạo vườn tạp 400 ha nên điện chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa thanh long rải vụ.

Năm 2013 mặc dù được tỉnh hoàn tất đầu tư thêm 1 mạch nhằm tăng cường khả năng cấp điện cho huyện nhưng vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu. Năm 2013 chỉ mới có 1.600 ha thanh long cho trái, mới có 801 bình chỉ đáp ứng được 1.400 ha. Năm 2014 diện tích thanh long cho trái tăng lên 2.272 ha, điện tiếp tục gặp khó khăn. Hiện có 760 hồ sơ xin hạ bình chưa giải quyết. Huyện đã tập trung triển khai, xây dựng mô hình khuyến cáo người dân sử dụng bóng đèn compact để xông thanh long. Có hộ dân đã mua máy phát điện để xông thanh long Hiệp Thạnh, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Long Trì giá mỗi máy phát điện 65-80 triệu đồng (có trên 27 máy) chi phí đầu tư cao hơn cho 1 lần thắp đèn là 15-20 triều đồng (1 ha sử dụng máy phát điện để xông đèn 35-40 triệu đồng/lần xông đèn). Trong thời gian tới diện tích thanh long tiếp tục tăng việc cung cấp điện phục vụ thanh long rải vụ kể cả nuôi tôm trên địa bàn huyện rất bức xúc.

8- Hiệu quả xã hội.

Hiệu quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện từ cây lúa sang trồng thanh long đã tăng thu nhập cho người nông dân hộ khá và giàu ngày một tăng, giải quyết được công ăn việc làm cho hộ dân ở nông thôn. Tùy theo độ tuổi tham gia được các dịch vụ lao động như dịch vụ làm nòng sắt, đổ trụ, trồng, chăm sóc, xử lý hoa, quả thanh long, dịch vụ thắp đèn, thu hoạch, sơ chế…Nhờ hiệu quả từ cây thanh long đưa tiêu chí thu nhập trên địa bàn huyện tăng đạt nông thôn mới.

Tác động của môi trường trồng thanh long tạo được màu xanh che phủ cả cánh đồng giảm sử dụng phân bón, thuốc hóa học so với trồng lúa, hạn chế ô nhiễm môi trường.

9- Hiệu quả kinh tế.

Từ việc chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long đã góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời giải quyết lao động nông thôn, hộ khá giàu trên 85%, hộ nghèo giảm dần cuối năm 2013 còn 3,1% bình quân thu nhập đầu người trên 29 triệu đồng/người/năm. Nhà cửa người dân được đầu tư xây dựng khang trang, thực hiện chương trình bê tông hóa, nhựa hóa giao thông nông thôn được thuận lợi, bộ mặt nông thôn đổi mới, đưa kinh tế huyện ngày một phát triển.

10- Tồn tại hạn chế trong sản xuất thanh long.

Đối với nông hộ trồng thanh long.

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP trong nông dân còn hạn chế (do chưa nắm bắt kiến thức trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, trên thông tin trên báo đài, các phương tiện nghe nhìn). Phần do tập quán thói quen chưa ghi chép nhật ký sản xuất phần cơ bản thị trường Trung Quốc còn dễ tính nên chưa thuyết phục người dân tham gia sản xuất sạch, giá cả không chênh lệch giữa GAP và không GAP.

Diện tích thanh long phát triển kéo theo các dịch vụ lao động từ trồng đến thu hoạch sơ chế thanh long dẩn đến thiếu hụt lao động trong nông thôn ngày càng nghiêm trọng.

Hộ dân vẫn còn sử dụng phân chuồng chưa qua xử lý gây ảnh hưởng đến môi trường (phân gà tươi) mặc dù đã có trình diễn khuyến cáo.

Sản xuất thanh long xuất đáp ứng xuất khẩu theo từng thị trường Mỹ, Châu âu, về mẫu mã quy cách trái chưa đáp ứng yêu cầu.

Đối với các hợp tác xã.

Điều hành của Ban chủ nhiệm còn hạn chế do trình độ, năng lực điều hành quản lý (trình độ thấp, không có chuyên môn nghiệp vụ…).

Việc vận hành đáp ứng sản lượng theo yêu cầu hợp đồng (container) không đảm bảo theo yêu cầu của doanh nghiệp.

III- Kết luận:

Trong thời gian tới và những năm tiếp theo huyện tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Sản xuất thanh long xuất khẩu huyện Châu Thành tỉnh long An giai đoạn 2011-2015, định hướng năm 2020”. Tập trung chỉ đạo các ngành kỹ thuật phối hợp các viện trường, các cơ quan chức năng tỉnh, UBND các xã tập trung hướng dẫn nông dân sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP, GlobalGAP đảm bảo nông sản sạch đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo sản xuất thanh long hiệu quả, bền vững.

Tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng hộ dân sử dụng bóng đèn compact tiết kiệm điện xông thanh long, lợi ích vừa tiết kiệm điện, vừa tăng thu nhập.

IV- Kiến nghị:

- Xây dựng trạm biến áp 110 KV với công suất 40 MVA để đảm bảo đủ điện phục vụ cho thắp đèn rải vụ thanh long

- Triển khai thực hiện đề tài “Ảnh hưởng ánh sáng đèn đến sự ra hoa trái vụ trên thanh long” đã gửi Sở Khoa học & Công Nghệ được UBND tỉnh thống nhất chủ trương, đề nghị sớm triển khai.

- Thực hiện đề tài Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long đạt hiệu quả đã có đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An.

- Đối với các Hợp tác xã hạn chế về năng lực đề nghị tỉnh nên mạnh dạn bố trí cán bộ có năng lực quản lý về làm chủ nhiệm, hoặc thuê người làm chủ nhiệm Hợp tác xã. Nếu có thể liên doanh giữa Hợp tác xã với doanh nghiệp để quản lý vận hành tiêu thụ xuất khẩu thanh long.

- Để triển khai thực hiện đề án xuất khẩu thanh long huyện Châu Thành rất mong được sự quan tâm hỗ trợ của Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Công ty Điện Lực Long An.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện đề án “Sản xuất thanh long xuất khẩu huyện Châu Thành tỉnh Long An giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”./.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành

Tin khác
1 2 
 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1