image banner
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA - YÊU CẦU CẤP THIẾT TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Lượt xem: 34
Thời gian qua, khoa học và công nghệ đã thể hiện rõ vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói riêng và đất nước ta nói chung khi năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên. Điều này khẳng định các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhất thiết phải đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất, kinh doanh để nâng cao nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, sản phẩm.

Tính cấp thiết

Theo ông Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), việc chuyển đổi sang nền kinh tế số trong bối cảnh toàn cầu hóa đưa đến những cách tiếp cận mới dựa trên đổi mới sáng tạo và đổi mới công nghệ. Việc tăng trưởng dựa vào vốn, tài nguyên, lao động trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp đã trở nên không còn phù hợp. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo và "thực tế cho thấy đây chính là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững".

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn. Nền kinh tế còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào gia tăng quy mô vốn và lao động, trong khi đó đóng góp của các yếu tố gắn trực tiếp với cải thiện chất lượng, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với kỳ vọng. Sự thiếu hụt các chính sách, các chiến lược dài hạn về chất lượng sản phẩm dẫn đến sự thiếu định hướng trong phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nước ta. Thêm vào đó, việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới AFTA, OPEC... và gần đây nhất là hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.

Điều đó buộc các doanh nghiệp Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường cần phải tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, lựa chon mô hình quản lý chất lượng phù hợp... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng mới vô hình chung đã trở thành hàng rào ngăn cản đối với các sản phẩm của Việt Nam vì khi muốn thâm nhập vào thị trường, đặc biệt là thị trường các nước phát triển, đòi hỏi các sản phẩm phải có chứng nhận đã áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. Như vậy, trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình là một việc làm tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là phương cách duy nhất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Để giải quyết bài toán tăng giá trị sản xuất, qua đó nâng cao tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp vấn đề cốt lõi chính là phải đẩy mạnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời, triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Long An đã ban hành Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 về việc phê duyệt ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình). Theo đó, tại Long An, phấn đấu hỗ trợ xây dựng và áp dụng ít nhất 50 hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến tại doanh nghiệp; nâng số lượng doanh nghiệp áp dụng các hệ thống, công cụ nâng cao năng suất chất lượng hàng năm từ 10 - 15%. Nhân rộng mô hình điểm cho ít nhất 10 doanh nghiệp/ năm áp dụng các hệ thống, công cụ nâng cao năng suất chất lượng, được chứng nhận các tiêu chuẩn... Hỗ trợ 150 sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia; 100% sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được chứng nhận phù hợp quy chuẫn kỹ thuật quốc gia. Hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cải tiến nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp...

Đúc kết từ thực tiễn

Sau 02 năm triển khai thực tế trên địa bàn tỉnh Long An, Chương trình đã thu hút được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đăng ký tham gia. Kết quả triển khai trong năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ đã thành lập Hội đồng xét duyệt danh mục nhiệm vụ và danh sách doanh nghiệp tham gia, xét duyệt kinh phí hỗ trợ 20 lượt doanh nghiệp với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng. Năm 2023, thực hiện theo quy định mới tại Thông tư số 15/2022/TT-BKHCN ngày 12/10/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã chuyển sang triển khai Chương trình theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ và Hội đồng tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tình thuộc Chương trình đã thống nhất giao Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 triển khai hỗ trợ hơn 30 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia Chương trình và hiện đơn vị này đang dự toán kinh phí trình Hội đồng phê duyệt, dự kiến bắt đầu triển khai trong quý IV/2023

z4813130021475_78cde61a5c52f12df74affce1c2bda4b.jpg 

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn/giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ

(Dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2023)

Hàng năm, nhằm giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận và áp dụng các công cụ cải tiến, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp mình và khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường theo mục tiêu của Quyết định số 692/QĐ-UBND, ngày 25/01/2021 và Kế hoạch số 436/KH-UBND, ngày 14/02/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 15/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An về thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ giao Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức trên 10 hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn chuyên đề hoàn toàn miễn phí và đã thu hút được hơn 50 học viên/ lớp đăng ký tham gia.

lớp học 2.png 

Hội nghị tập huấn xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

Tham gia Chương trình, các doanh nghiệp được tiếp cận với các hệ thống quản lý và các công cụ tiên tiến, dưới sự hướng dẫn chi tiết của các chuyên gia tư vấn, đều có sự thay đổi và nâng cao rõ rệt về mặt nhận thức trong các hoạt động quản lý, hoạt động cải tiến năng suất chất lượng và mang lại nhiều kết quả khả quan.

Hiệu quả hữu hình: Giá trị tiết kiệm về mặt tài chính được do doanh nghiệp áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng. Đã nói lên nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tận dụng tất cả các khả năng để tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và tồn tại được trong môi trường kinh doanh nhiều biến động.

Hiệu quả vô hình: Hiệu quả tính bằng tiền chỉ là bề nổi, nhưng điều quan trong hơn cả là, sau khi tham gia dự án, doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên biết vận hành hệ thống quản lý tích hợp và sử dụng thành thạo các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, tạo nền tảng vững chắc để giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp về lâu dài.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình, thường gặp một số khó khăn. Khả năng tiếp cận hệ thống quản lý tích hợp cũng như công cụ của các doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Việc áp dụng các hệ thống quản lý tích hợp và công cụ cần nhiều thời gian đầu tư của Đơn vị nhưng nguồn nhân lực thường ít tập trung thực hiện dẫn đến tiến độ dự án bị chậm. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có được tầm nhìn dài hạn. Doanh nghiệp thường chọn áp dụng hệ thống quản lý hay công cụ nâng cao năng suất đều dựa yêu cầu của khách hàng. Khi các yêu cầu này thay đổi doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Đây là yếu tố gây khó khăn lớn nhất trong quá trình hướng dẫn cho doanh nghiệp. Một số Doanh nghiệp tham gia tích cực giai đoạn đầu, nhưng hụt hơi ở giai đoạn sau và bỏ lỡ giữa chừng nên phải tìm doanh nghiệp khác thay thế. Những công việc hàng ngày của các thành viên tham gia dự án là một trong những trở ngại đánh kể khi thực hiện dự án. Các thành viên trong dự án đa số là các Trưởng bộ phận. Họ rất bận với công việc điều hành hàng ngày nhưng phải dành thời gian cho dự án. Việc chia sẻ thời gian như vậy làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thực hiện.

Như vậy, nhìn vào những thành công và hạn chế của Chương trình, thì việc tập trung xây dựng hệ thống quản lý, thúc đẩy các hoạt động cải tiến năng suất trong doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp để chủ động xác định lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm cải thiện, tăng năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa là vấn đề cấp thiết của mỗi doanh nghiệp để phát triển bền vững. Cùng với đó, doanh nghiệp cần mạnh dạn, quyết tâm đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, phương pháp quản lý tương xứng với hệ thống ngày càng được cải tiến, hướng đến tinh gọn, tiện ích và hiệu quả cao.

Chi cục TC-ĐL-CL (X.An)

 

Tin khác
 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1