HỘI NGHỊ TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ “NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG GIỒNG DỨA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN ĐỨC HOÀ, TỈNH LONG AN”
Ngày 21 tháng 02 năm 2025, tại phòng họp lầu 3, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đưa vào kế hoạch thực hiện năm 2025 đối với nhiệm vụ “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp và mô hình phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đức Hoà, tỉnh Long An”.
Hội đồng tư vấn được thành lập theo Quyết định số 317/QĐ-SKHCN ngày 06/12/2024 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Long An, bao gồm: ThS. Nguyễn Minh Hải - Giám đốc Sở KH&CN là Chủ tịch Hội đồng; ThS. Hoàng Đình Cán – Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh ủy và CN. Trương Văn Nam – UV Thường trực. Trưởng ban văn hóa – xã hội – HĐND tỉnh là 02 ủy viên phản biện; đại diện UBND huyện Đức Hòa; Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh và phòng chuyên môn thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là thành viên Hội đồng.
Quang cảnh hội nghị
Với mục tiêu tìm hiểu về di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa, thực trạng khai thác và phát huy giá trị di tích trong giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.
PGS.TS Vũ Tuấn Hưng – đại diện Ban chủ nhiệm đề tài báo cáo trước hội nghị
Sau một buổi làm việc, qua xem xét nội dung Thuyết minh đề cương nghiên cứu và khả năng tiếp nhận, ứng dụng, duy trì kết quả của nhiệm vụ KH&CN sau khi được triển khai và nghiệm thu, Hội đồng tư vấn tuyển chọn thảo luận và đi đến thống nhất như sau:
è Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.
- Đề xuất mô hình nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa.
- Triển khai mô hình phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa.
- Đề xuất một số giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa.
è Sản phẩm dự kiến của đề tài nghiên cứu:
- Báo cáo thực trạng bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.
- Báo cáo đề xuất mô hình phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa.
- Báo cáo kết quả triển khai mô hình phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa.
- Báo cáo đề xuất một số giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Giồng Dứa.
- 01 bài báo khoa học liên quan đến kết quả nghiên cứu của đề tài.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn đã bỏ phiếu và chấm điểm cho đơn vị tham gia tuyển chọn, kết quả: đạt 84,8/100 điểm. Theo quy định hồ sơ dự tuyển được đánh giá đạt khi có điểm trung bình từ 70/100 điểm trở lên, trong đó không có tiêu chí nào có quá ¼ số thành viên Hội đồng tư vấn có mặt cho điểm không.
Ông Nguyễn Minh Hải - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Chủ tịch Hội đồng tư vấn tuyển chọn kết luận hội nghị
Căn cứ kết quả kiểm phiếu và quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BKHCN ngày 12/10/2023 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, Hội đồng kiến nghị tổ chức, cá nhân sau đây trúng tuyển thực hiện nhiệm vụ nêu trên như sau:
Tên tổ chức: Viện Khoa Học Xã Hội Vùng Nam Bộ
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phạm Ngọc Hường
Hội đồng tư vấn tuyển chọn kết luận chung về hồ sơ của tổ chức được kiến nghị trúng tuyển về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thuyết minh nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đặt hàng và tính khả thi trong việc tiếp nhận, ứng dụng kết quả nghiên cứu.
Viện Khoa Học Xã Hội Vùng Nam Bộ có trách nhiệm hoàn chỉnh thuyết minh theo góp ý của các thành viên Hội đồng và lập lại dự toán kinh phí chi tiết, nộp lại cho Sở KH&CN để thẩm định kinh phí triển khai thực hiện.
Kết quả đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau về cội nguồn của các thế hệ tiền nhân cũng như phục vụ phát triển kinh tế du lịch của địa phương, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hội nhập kinh tế quốc tế và tạo sinh kế bền vững của công đồng./.