Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm và đề xuất
31/12/2014
Lượt xem: 236
Ngày 30/12/2014 tại Tp Hồ Chí Minh, Cục công tác Phía Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam”.
Ngày 30/12/2014 tại Tp Hồ Chí Minh, Cục công tác Phía Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam”.
Tham dự hội thảo có nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản ký về khoa học và công nghệ từ các Viện nghiên cứu, Bộ Khoa học và Công nghệ, các trường Đại học, Sở Khoa học và Công nghệ phía Nam, các Ban Quản lý các khu công ngiệp, các doanh nghiệp, ...
Buổi hội thảo đã thông qua 14 báo cáo về chuyển giao công nghệ, về thực tiễn chuyển giao công nghệ tại các địa phương, trong các doanh nghiệp, nhằm hướng tới mục tiêu là cơ sở lý luận về hoạt động chuyển giao công nghệ; Kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ của các nước phát triển; Hiện trạng các hình thái tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam; Cơ chế chính sách hiện nay; Các mô hình tổ chức và chuyển giao công nghệ quốc tế phù hợp với Việt Nam.

Quang cảnh của buổi hội thảo
Năng lực khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia và sự phát triển kinh tế của đất nước, là điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trước sức ép của quy luật cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Để nâng cao trình độ công nghệ, năng lực công nghệ nhiều quốc gia đã tăng cường chuyển giao công nghệ và tiếp nhận công nghệ trong đó có bài học thành công của Australia.
Tại Việt nam, với chính sách mở của và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, năm 1998 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, nhằm mục đích thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm, đồng thời nhập khẩu các công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
Hoạt động chuyển giao công nghệ càng được mở rộng khi có Luật đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến trong nông nghiệp và đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghiệp.
Bên cạnh những kết quả sau gần 30 năm thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước, gần 16 năm thực hiện Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam cũng cho thấy nhiều mặt còn hạn chế như: các văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực chuyển giao công nghệ còn thiếu, còn bất cập, còn chồng chéo, kém hiệu lực thực tiễn; số lượng các hợp đồng chuyển giao công ngệ còn rất ít, hiệu quả chuyển giao công nghệ chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập./.
Lê Quốc Dũng – PGĐ Sở
Ban biên tập